Trong quá trình viết content ẩm thực không phải lúc nào chúng ta cũng có thể sáng tạo ra những bài quảng cáo hiệu quả. Chính vì vậy, chúng ta cần tới những công cụ để giúp việc viết trở nên dễ dàng hơn.

Dưới đây là 7 công thức viết content ẩm thực cực kỳ hiệu quả.

Thay vì cứ mãi ngồi nghĩ việc viết như thế nào cho hay cho sáng tạo, hãy áp dụng chúng để sản xuất ra bất cứ nội dung nào mà bạn mong muốn. Và chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về tính hiệu quả của nó.

Quan trọng là: hãy áp dụng 7 công thức viết content ẩm thực này ít nhất 10 lần để có thể hiểu và ghi nhớ. Dần dần bạn sẽ học được cách viết một cách nhuần nhuyễn hay mix các công thức với nhau để tạo nên những nội dung thực sự cuốn hút độc giả.

PAS: PROBLEM – AGITATION – SOLUTION

  • Problem: Vấn đề mà khách hàng tiềm năng cảm thấy hoặc quan tâm 
  • Agitation: Kích động vấn đề để khiến nó trở nên nghiêm trọng, đáng chú ý
  • Solution: Đưa ra giải pháp cho vấn đề 
7 công thức viết content ẩm thực
PAS là một công thức rất được ưa chuộng khi viết content ẩm thực

Một trong những công thức được các copyblogger sử dụng nhiều nhất hiện nay. Họ gọi đây là công thức thống trị mạng xã hội. Công thức này tập trung vào Agitation – mô tả rõ thực trạng khách hàng sẽ ra sao nếu chưa sử dụng sản phẩm.

VD: Thời tiết oi nóng của Hà Nội khiến bạn muốn tìm một nhà hàng:

Không gian thoáng mát, tận hưởng không khí trong lành?

View độc đáo, mới lạ?

Menu phong phú, hải sản hấp dẫn?

Vậy thì hãy đến ngay với Ngon Garden. Không gian tươi mát của hơn 200 cây xanh trong khuôn viên biệt thự cổ, view hồ sang trọng, mát rượi giúp bạn thỏa sức đắm mình trong thiên nhiên trong lành, tận hưởng bữa ăn trọn vẹn nhất…

FAB: FEATURE – ADVANTAGES – BENEFIT

  • Features: Tính năng của sản phẩm/ dịch vụ cần quảng cáo.
  • Advantages: Ưu điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ cần quảng cáo so với các đơn vị đối thủ.
  • Benefits: Những lợi ích sản phẩm/ dịch vụ quảng cáo mang lại cho khách hàng.
7 công thức content ẩm thực
FAB được khuyên dùng cho content về sản phẩm hàng hóa hữu hình như content ẩm thực

Phần trọng tâm của công thức này chính là Benefits – tập trung tối đa vào lợi ích bạn cần từ sản phẩm/ dịch vụ để “đốn gục” khách hàng. Trong lĩnh vực ẩm thực, khách hàng luôn luôn quan tâm đến lợi ích họ sẽ nhận được. 

VD: 7 ngày eat clean cùng ABC thật đơn giản giúp bạn giảm từ 2 – 3 kg cực nhẹ nhàng đồng thời giải độc cơ thể giúp da đẹp, dáng thon.

AIDA: ATTENTION – INTEREST – DESIRE – ACTION

  • Attention: Thu hút sự chú ý của người đọc
  • Interest: thông tin thú vị và tươi mới
  • Desire: Những lợi ích của sản phẩm/dịch vụ khiến khách hàng thích, muốn sở hữu
  • Action: Đưa ra lời kêu gọi hành động
công thức content ẩm thực
Đây là 4 bước quan trọng khi bạn muốn viết content ẩm thực để thuyết phục người dùng hướng về sản phẩm, dịch vụ của mình

Đây là công thức rất phổ biến cho người làm nội dung nhưng không phải vì thế mà nó mất đi hiệu quả. Nó có thể áp dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: bài post social, email marketing, kịch bản video, landing page… 

Tuy nhiên, đừng quá tập trung vào Attention hoặc Action mà quên đi yếu tố Desire. Nó là điểm khiến bài viết của bạn trở nên khác biệt và đáng tin cậy hơn.

VD: Sáng bún, trưa cơm, tối phở, bạn đã quá nhàm chán với các món ăn thường ngày?

SSS: STAR – STORY – SOLUTION

  • Star: Một nhân vật thành công cụ thể mà bạn muốn đưa vào câu chuyện
  • Story: Câu chuyện độc giả hàng thu hút
  • Solution: Giải pháp cho vấn đề 
công thức content ẩm thực
Công thức này áp dụng trong content ẩm thực sẽ đòi hỏi bạn phải có tư duy về vốn từ cũng như là sự sáng tạo

“Star” ở đây không chỉ là người đọc hay khách hàng mà cũng có thể là mọi thứ: sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng…

VD: Giảm thành công 5kg trong 2 tháng mà không cần ăn kiêng hay gồng tôi tập luyện, ABC sẽ tiết lộ cho bạn bí quyết tại đây.

4P: PICTURE – PROMISE – PROVE – PUSH

  • Picture: Vẽ ra một viễn cảnh để tạo sự chú ý cũng như khơi dậy sự ham muốn
  • Promise: Mô tả cách sản phẩm dịch vụ và ý tưởng của bạn có thể mang tới
  • Prove: Đưa ra bằng chứng cho lời cam kết của bạn
  • Push: Kêu gọi hành động 

Đây là công thức điển hình mà các copywriter thường sử dụng khi biết bài quảng cáo trên facebook. Cụ thể: 

VD: Nắng nóng, thèm một ly nước mía sầu riêng mát lạnh mà ngại ra đường? Chỉ một cú click, giao hàng tận nơi. Đặc biệt MUA 1 TẶNG 1 ngay hôm nay. Xem ngay!

THE 1-2-3-4 QUESTIONS

  1. Tôi có gì cho bạn?
  2. Nó sẽ giúp bạn thế nào?
  3. Tôi là ai?
  4. Những gì bạn cần làm tiếp theo?

Sau khi dẫn dắt người đọc bằng câu chuyện và giải thích lợi ích, người ta sẽ tìm hiểu về bạn, bạn là ai – tại sao họ nên lắng nghe bạn? Công thức này là một cách hữu ích để bạn mở ra câu chuyện của tôi. 

VD: Tận hưởng không khí náo nhiệt của lễ hội bia Đức cùng thưởng thức những món ăn độc đáo sẽ giúp bạn trải nghiệm văn hóa như người bản xứ và được vui chơi hết tôi.

Hãy đến ngay với Lễ hội bia Đức 2020 được tổ chức tại ABC. Duy nhất 1 năm/ 1 lần. Đăng ký ngay để không bỏ lỡ!

OATH

  • Oblivious: Quên
  • Apathetic: Thờ ơ 
  • Thinking: Suy nghĩ cân nhắc
  • Hurting: Tuyệt vọng 

Công thức này giúp bài viết trở nên hiệu quả vì tập trung vào người đọc và nhu cầu của tôi. Họ đang ở giai đoạn nào trong nhận thức SPDV của bạn? Họ hoàn toàn không biết (quên) hay họ đang là người tuyệt vọng cần một giải pháp?

Biết độc giả tôi đang ở đâu có thể giúp bạn viết hiệu quả hơn. 

VD: Bạn có tin không? Thưởng thức bữa tiệc buffet có TÔM HÙM cùng vô vàn HẢI SẢN tươi ngon chỉ với 359K. Cần chi tới biển đắt đỏ, bạn có thể thưởng thức ngay tại Buffet Chef Dzung – 47 Nguyễn Tuân…

7 công thức viết content ẩm thực
Bạn đã áp dụng được công thức nào trong 7 công thức viết content ẩm thực bên trên chưa?

“Lời khuyên tốt nhất về nghề viết mà tôi từng được nhận là hãy viết một cách nghiêm túc bởi vì để làm nó thật tốt thì rất tốn thời gian” – David guterson.

Đúng vậy. Hãy viết một cách thực sự nghiêm túc bởi nếu muốn thành công trong lĩnh vực này hay cụ thể hơn là trở thành một content ẩm thực chuyên nghiệp không có con đường nào khác là phải thực sự nghiêm túc với nó.

Thời gian đầu khi áp dụng 7 công thức viết content ẩm thực trên có thể bạn sẽ thấy khá khó khăn nhưng yên tâm dần dần nó sẽ dễ như cách chúng ta luộc rau ấy mà.

Nào còn chần chờ gì nữa hãy thực hành thôi!

——————–

Bạn quan tâm đến ẩm thực và muốn phát triển kỹ thuật viết lách trong lĩnh vực này? 

Tham gia cộng đồng những cây viết về ẩm thực. Nơi cùng nhau học tập, chia sẻ, thảo luận, tìm kiếm các cơ hội liên quan tới viết lách, content ẩm thực tại: Yêu viết lách, mê ẩm thực.

Hãy đăng ký MIỄN PHÍ ngay ebook: “Hướng dẫn chi tiết cách viết nội dung ẩm thực” – tài liệu “cầm tay chỉ việc” để có thể trở thành cây viết ẩm thực và tự sáng tạo nội dung cho thương hiệu của mình TẠI ĐÂY.

PAS: PROBLEM – AGITATION – SOLUTION

Một trong những công thức được các content ẩm thực sử dụng nhiều nhất hiện nay. Họ gọi đây là công thức thống trị mạng xã hội. Công thức này tập trung vào Agitation – mô tả rõ thực trạng khách hàng sẽ ra sao nếu chưa sử dụng sản phẩm.

OATH

Công thức này giúp bài viết trở nên hiệu quả vì tập trung vào người đọc và nhu cầu của tôi. Họ đang ở giai đoạn nào trong nhận thức SPDV của bạn? Họ hoàn toàn không biết (quên) hay họ đang là người tuyệt vọng cần một giải pháp?

4P: PICTURE – PROMISE – PROVE – PUSH

Đây là công thức điển hình mà các content ẩm thực thường sử dụng khi biết bài quảng cáo trên facebook.

SSS: STAR – STORY – SOLUTION

“Star” ở đây không chỉ là người đọc hay khách hàng mà cũng có thể là mọi thứ: sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng…

5/5 - (2 bình chọn)

1 Comment

  1. i love this appropriate article

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.