Nhắc đến chữ “thuần chay” nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến những bữa ăn với đủ loại rau củ đầy màu sắc nhưng bạn biết không, chế độ “ăn” thuần chay còn được áp dụng cho da nữa đấy. Mỹ phẩm thuần chay không chỉ giúp bạn chăm sóc làn da mà còn giúp bạn đến gần hơn với lối “sống xanh” thân thiện với môi trường. Hãy cùng mình tìm hiểu xem loại mỹ phẩm này có gì đặc biệt và sử dụng làm sao cho hiệu quả nhé!

Mỹ phẩm thuần chay là gì?

Mỹ phẩm thuần chay là các sản phẩm không sử dụng các thành phần có nguồn gốc từ động vật (như: sáp ong, mật ong, lanolin, các loại sữa, dịch ốc sên, tơ tằm, mỡ lông cừu…) và không thử nghiệm trên động vật.

Nhờ yếu tố nhân đạo và các thành phần thực vật an toàn, lành tính, mỹ phẩm thuần chay đã nhanh chóng phát triển trở thành xu hướng làm đẹp trên toàn cầu.

mỹ phẩm thuần chay  a

Tại sao bạn nên dùng mỹ phẩm thuần chay?

Hơn cả một sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc và làm đẹp da, mỹ phẩm thuần chay còn mang đến những lợi ích dưới đây.

Giảm thiểu tác hại đến môi trường

Bạn có biết, nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật tăng sẽ khiến ngành chăn nuôi ngày càng mở rộng quy mô và khiến cho tình trạng biến đổi khí hậu tăng lên đáng kể? 

Tại Amazon, khoảng 450 ngàn km2 rừng già Amazon đã bị phá để lấy chỗ chăn nuôi gia súc và gieo trồng thức ăn cho chúng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới nạn phá rừng tại đây. 

mỹ phẩm thuần chay b
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng rừng nhiệt đới Amazon có thể trở thành vùng đồng cỏ khi việc chăn nuôi gia súc đang thúc đẩy nạn phá rừng.

Bên cạnh đó, với khoảng 1.4 tỷ gia súc đang được chăn nuôi trên thế giới (theo thống kê từ National Geographic) thì chúng làm gia tăng lượng khí mêtan lên tận 40%. Khí metan có khả năng giữ nhiệt cao và hoạt động mạnh hơn gấp 28 lần khi CO2 trong tác động làm ấm trái đất. Do đó, nó có thể tác động đến cả mức độ và tốc độ nóng lên của trái đất. 

Xem thêm: Tất tần tật về Zero Waste lối sống mới của người trẻ yêu môi trường

Bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên

Bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở việc hạn chế sử dụng tài nguyên, giảm thiểu rác thải mà còn là bảo vệ hệ sinh thái để sinh vật được phát triển trong điều kiện tự nhiên của chúng…  Sử dụng các sản phẩm thuần chay giúp hạn chế tình trạng phá rừng để khai thác kinh tế, khai thác nguyên liệu mỹ phẩm (một số sản phẩm nước hoa được chiết xuất từ các loài cây nhưng không được tính là vegan vì khiến cho nhiều sinh vật bị chết đi trong quá trình lấy mủ), làm chậm quá trình ấm lên của trái đất.

Thay vì sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, có nguồn gốc từ thực vật, các thương hiệu mỹ phẩm thuần chay hoàn toàn có thể tự nuôi trồng, canh tác và khai thác nguyên liệu mà không làm suy giảm hoặc gây hại đến môi trường xung quanh.

Tính nhân đạo với động vật

Để kiểm tra các đặc tính về độ an toàn và không gây dị ứng của mỹ phẩm nhiều thương hiệu đã thử nghiệm trên động vật để quan sát phản ứng. Họ sẽ cạo lông và bôi các hóa chất lên trên da, nhỏ lên mắt hoặc cho động vật uống. Rất nhiều con vật đã chết hoặc mắc phải hội chứng trầm cảm, rối loạn tâm lý một cách nặng nề khi trải qua những tháng ngày ở trong phòng thí nghiệm.

Theo thống kê ở nước Mỹ, đã có hơn 100 triệu động vật bị tra tấn và giết mỗi năm cho việc thử nghiệm. Từ thỏ, chuột, khỉ, lợn hay thậm chí là cả chó và mèo. Các thương hiệu đình đám như Chanel, Dior, Estee Lauder, L’oreal, Lancome… đều từng dính đến lùm xùm này.

mỹ phẩm thuần chay c
Hình ảnh thử nghiệm sản phẩm trên Thỏ

Mặc dù đây chỉ là khía cạnh mang tính chất cảm xúc và tinh thần, nhưng việc hạn chế được số lượng động vật bị thí nghiệm cũng đồng nghĩa với việc thực hiện được một việc tốt, mang lại lợi ích về tinh thần.

Đưa lối sống thuần chay lên một bước tiến mới

Ăn chay trường đang là xu hướng ngày càng phổ biến của giới trẻ. Năm 2019, ¼ thế hệ Millennials trên thế giới nhận mình ăn chay hoặc ăn chay trường (theo tờ báo The Economist). 

Mỹ phẩm thuần chay sẽ đưa chế độ ăn thuần chay của mọi người lên một bước tiến mới: tránh tất cả các thành phần có nguồn gốc động vật. Từ ăn uống đến làm đẹp đều 100% vegan.

Thành phần an toàn, lành tính

Mỹ phẩm thông thường thường sử dụng các nguyên liệu từ động vật như mật ong, sáp ong, trứng, sữa, phô mai, ngọc trai, gel ốc sên, mỡ lông cừu (chiết xuất từ da, lông cừu), cholesterol (chất béo trong màng tế bào động vật), gelatin (một loại collagen trong xương, da động vật), albumin (một loại protein trong huyết thanh động vật), long diên hương (chất sáp màu được tạo ra trong hệ tiêu hóa của cá nhà táng),… 

Do đó, họ phải có thêm các thành phần tổng hợp như chất tẩy rửa, tạo mùi, paraben (chất bảo quản kháng khuẩn và kháng nấm), rượu và nhiều chất khác… nên dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.

Mỹ phẩm thuần chay có bảng thành phần từ các loại hoa như: chiết xuất hoa hồng, tinh chất hoa sen, tinh chất lavender, chiết xuất hoa trà… hoặc từ quả như quả bơ, quả cam, quả bí, quả bưởi… hoặc từ lá, rễ, thân cây thảo dược… Nếu trải qua quy trình sản xuất nghiêm ngặt thì hầu hết các sản phẩm này đều an toàn, lành tính cho làn da.

mỹ phẩm thuần chay d
Mỹ phẩm thuần chay được chiết xuất từ thảo mộc, cây cỏ

Đồng thời danh sách thành phần của mỹ phẩm thuần chay ngắn hơn hẳn mỹ phẩm thông thường, do đó giúp giảm thiểu tối đa khả năng gây kích ứng cho da nhạy cảm.

Tuy nhiên, đây dường như cũng là nhược điểm của mỹ phẩm thuần chay vì hầu hết các sản phẩm này có hạn sử dụng không cao và thời gian phát huy hiệu quả chậm hơn mỹ phẩm thông thường.

Làm thế nào để biết một sản phẩm là thuần chay?

Bạn nghĩ rằng một sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên có thuần chay không? Chưa chắc!

Việc xác định thuần chay dựa vào thành phần ghi trên bao bì là rất khó. Bởi vì các nhãn mỹ phẩm không buộc phải ghi rõ nguồn gốc thành phần lên bao bì do đó, bạn không thể biết được hết các thành phần của nó. Một số thành phần có nguồn gốc từ thực vật nhưng cũng có thể chiết xuất từ động vật. 

Chẳng hạn: squalene có thể lấy từ dầu oliu và gan cá mập, axit stearic có thể lấy từ dừa hoặc động; oleic, palmitic, palmitoleic, linoleic, myristic… cũng có thể là có nguồn gốc mỡ động vật thay vì thực vật.

Một số sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhưng việc khai thác chúng khiến cho các sinh vật khác bị chết cũng không được coi là thuần chay. Như trong việc sản xuất nước hoa người ta sẽ khai thác resin (nhựa hay mủ) từ các loài cây để tạo nên các note hương gỗ, trầm. Tuy nhiên, quá trình khai thác khiến cho nhiều loài kiến cũng như ấu trùng của côn trùng sẽ bị giết đi trong quá trình lấy mủ. Dẫn đến những sản phẩm này không được coi là thuần chay.

Do đó, chỉ có sản phẩm được xác nhận bởi tổ chức chứng nhận “vegan” như Vegan Action hoặc The Vegan Society mới được coi là mỹ phẩm thuần chay. Trên bao bì thường có logo “vegan” hoặc dòng chữ “100% thuần chay”/ 100% vegan để dễ dàng phân biệt. 

mỹ phẩm thuần chay e
Một số logo “vegan” trên thị trường

Gợi ý một số thương hiệu nổi tiếng 

Tại Việt Nam, nếu muốn sử dụng các loại mỹ phẩm thuần chay bạn có thể tham khảo các thương hiệu dưới đây.

Cocoon – mỹ phẩm thuần chay “made in Viet Nam”

Ra đời từ năm 2013, Cocoon nhanh chóng trở thành thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích bởi thành phần 100% vegan, gắn với những thông điệp nhân văn cùng bao bì đẹp mắt, chỉn chu. Hiếm có thương hiệu mỹ phẩm thuần chay nào của Việt Nam làm được những điều này. 

mỹ phẩm thuần chay f

Tất cả những nguyên liệu tự nhiên đều được Cocoon thu mua trực tiếp từ người nông dân ngay tại các địa phương, kết hợp với các hoạt chất, các loại vitamin được nhập khẩu chính ngạch từ các nước như: Pháp, Đức, Nhật Bản… Cùng dây truyền và kỹ thuật sản xuất hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn theo cGMP của Bộ Y Yế Việt Nam.

Mỗi sản phẩm Cocoon tạo ra đều mang một nét rất riêng của thiên nhiên Việt Nam. Chúng được chắt lọc từ nguồn nguyên liệu thuần Việt tại các vùng đất như: bí đao, cà phê Đắk Lắk, dầu dừa Bến Tre, hoa hồng Cao Bằng… Điều này đã tạo nên một Cocoon rất Việt Nam, không hề lẫn lộn với bất cứ thương hiệu nào khác trên thị trường. Đồng thời, hạ giá thành sản xuất giúp cho giá sản phẩm còn khá rẻ so với những thương hiệu khác.

mỹ phẩm thuần chay g

Không những vậy Cocoon còn truyền cảm hứng tích cực đến người dùng, khi họ luôn lựa chọn con đường phát triển dựa trên sự bền vững của hệ sinh thái, đưa yếu tố bảo vệ môi trường lên hàng đầu. Với các chiến dịch như: đổi võ chai cũ lấy chai mới, tái chế vỏ chai…

Một số sản phẩm tiêu biểu của Cocoon là:

mỹ phẩm thuần chay g

Sukin – Mỹ phẩm thuần chay tại Úc

Sukin là thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ chăm sóc đến từ Úc, tuy mới được sáng lập từ năm 2007 nhưng Sukin đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng. 

mỹ phẩm thuần chay h

Các sản phẩm Sukin được tạo nên từ chiết xuất thảo mộc, thực vật cùng các loại tinh dầu đã được kiểm nghiệm an toàn. Không chứa chất tẩy rửa mạnh, nước hoa tổng hợp, màu nhân tạo, dẫn xuất động vật, Propylene Glycol, dầu khoáng… rất lành tính cho da. Hơn nữa, mức giá thành của sản phẩm khá bình dân mà hiệu quả lại vượt xa mong đợi của người dùng.

4 quan điểm mà hãng luôn tuân theo trong mọi sản phẩm Sukin là:

  • Không ảnh hưởng tới môi trường( Skincare doesn’t cost the Earth)
  • Giảm thiểu tối đa lượng Carbon( Carbon Neutral)
  • Không thử nghiệm trên động vật( Cruetly Free)
  • Thuần chay(Vegan): chỉ sử dụng những thành phần có nguồn gốc thực vật
mỹ phẩm thuần chay k

Một số sản phẩm tiêu biểu của Sukin là:

The Body Shop – Mỹ phẩm thiên nhiên tại Anh

Chắc hẳn các bạn đã khá quen thuộc với hãng mỹ phẩm nổi tiếng này đúng không? The Body Shop là thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên tại Anh được thành lập từ năm 1976. Tới nay The Body Shop đã sở hữu hơn 3200 cửa hàng nhượng quyền thương mại tại 66 quốc gia trên khắp thế giới.

The Body Shop m

Không chỉ nhanh chóng được yêu thích bởi chất lượng sản phẩm, The Body Shop còn nổi tiếng với những chiến dịch vì cộng đồng và tự nhiên xuyên suốt quá trình phát triển như:

  • Năm 1985 – 1986, The Body Shop đã ủng hộ tổ chức Hòa Bình Xanh và thực hiện chiến dịch mở rộng “Cứu cá voi” (Save the Whale). 
  • Năm 1997, The Body Shop là công ty mỹ phẩm quốc tế đầu tiên đăng ký với tổ chức tiêu chuẩn mỹ phẩm dành cho con người và nhận được sự ủng hộ từ các nhóm bảo vệ động vật quốc tế hàng đầu.
  • The Body Shop cùng với kênh MTV đã khởi động chiến dịch phòng chống HIV / AIDS mang tên Spray to Change Attitudes với hơn 430.000 bảng Anh được quyên góp.
The Body Shop z

Các sản phẩm của The Body Shop có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng không phải là 100% thuần chay. Một số sản phẩm có sử dụng mật ong và sáp ong. Để bạn dễ lựa chọn The Body Shop đã để riêng hẳn một mục Mỹ phẩm Thuần Chay.

Một số sản phẩm tiêu biểu của The Body Shop là:

Trên đây là một số thương hiệu mỹ phẩm thuần chay mình biết và đã từng sử dụng. Nếu bạn đã từng sử dụng thương hiệu nào khác thì hãy chia sẻ dưới comment cho mọi người nhé!

Bảo vệ môi trường và động vật không nhất thiết là phải chờ đến các chiến dịch hay đi đến những khu rừng tình nguyện. Bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay từ những sản phẩm thường ngày. Vừa có thể chăm sóc cơ thể an toàn, lành tính, vừa bảo vệ môi trường thì quả là tuyệt đúng không nào?

Mình tin là những việc làm nhỏ bé này sẽ đống góp rất lớn vào việc bảo vệ môi trường. Chúng ta hãy cùng bắt tay vào hành động nhé!

Một số đường link trong bài viết là affiliate link. Nếu bạn đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm qua link này mình sẽ nhận được một % hoa hồng nhỏ trong khi giá sản phẩm vẫn được giữ nguyên. Điều này sẽ giúp cho mình và Chuyện của Trà tiếp tục phát triển bền vững để chia sẻ miễn phí những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích. Cảm ơn các bạn rất nhiều!


Bạn yêu thích bài viết này? Hãy ủng hộ cho Chuyện của Trà để mình có thể tiếp tục đem đến các bài viết chất lượng hơn một cách MIỄN PHÍ.

Hãy tôn trọng cây viết và tác giả. Bạn có thể chia sẻ bài viết bằng cách nhấn nút “chia sẻ” trên blog/fanpage Chuyện của TràMọi hình thức đăng tải lại (quá 25% bài viết) mà trích dẫn nguồn không rõ ràng (không để tên blog, tác giả, và không kèm link gốc) vì mục đích thương mại là không được phép, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.